Ngày 7/4/2024 DHG Pharma cùng AloBacsi, Daisy Media và phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hậu Giang, Sở Y tế tỉnh Hậu Giang đã đưa đoàn y bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho 1.000 người dân ở xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy.
Chương trình càng thêm ý nghĩa khi thực hiện ngay ngày Sức khỏe Thế giới, đúng với tinh thần năm 2024 “Sức khỏe của tôi, quyền của tôi” và trước thềm Tết Cổ truyền Chol Chnam Thmây của đồng bào dân tộc Khmer - dân số chủ yếu của vùng đất Vị Thủy.
Dưới cái nắng gay gắt, hơn 30 bác sĩ, dược sĩ làm việc không ngơi nghỉ, thăm khám và phát thuốc cho 700 người lớn và 300 trẻ em. 3 máy siêu âm hoạt động hết năng suất, thực hiện liên tục gần 300 ca và 1 máy điện tim trên 100 ca. Nhờ đó, kịp thời phát hiện các bệnh lý cho bà con.
Trên người lớn, bệnh lý được ghi nhận nhiều nhất là gan nhiễm mỡ, sỏi thận, rối loạn lipid máu, viêm khớp, thoái hóa khớp, trào ngược dạ dày thực quản, thiếu máu cơ tim cục bộ… Trong khi đó, viêm đường hô hấp là vấn đề thường gặp nhất trên trẻ em. Cá biệt vẫn có trường hợp thấp còi, nhẹ cân hơn nhiều so với tuổi.
Bên cạnh viêm nha chu thì sâu răng là tình trạng rất thường gặp trên cả người lớn lẫn trẻ em ở xã Vị Thủy. Ngoài ra, đoàn bác sĩ cũng phát hiện kịp thời các trường hợp có polyp túi mật, nghi ngờ u gan, u đại tràng cần chuyển lên tuyến trên để tiếp tục có chẩn đoán và hướng xử trí phù hợp.
Bệnh từ thói quen ăn uống, sinh hoạt
Qua buổi khám, theo nhìn nhận của đoàn bác sĩ, thói quen sinh hoạt kém lành mạnh như ăn quá mặn hoặc quá ngọt, ăn nhiều thịt, thói quen uống ít nước trong khi sử dụng nước ngọt thay nước lọc, không đánh răng, không cạo vôi răng, không tập thể dục vì cho rằng lao động nặng là đủ… là những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến các bệnh lý kể trên.
Đặc biệt, phổ biến nhất là bệnh tăng huyết áp. Đáng chú ý là bà con biết bệnh nhưng không uống thuốc đều đặn, do quên hoặc “không có thời gian để uống”, chỉ dùng thuốc khi mệt mỏi quá mức, chóng mặt… dẫn đến việc kiểm soát tăng huyết áp kém hiệu quả. Nhiều trường hợp phải sử dụng thuốc hạ áp khẩn cấp ngay tại buổi khám.
Vấn đề tự ý mua thuốc điều trị, hoặc uống không hết cữ thuốc theo hướng dẫn cũng được các bác sĩ trong đoàn đề cập. Từ thực tế này, ngoài thăm khám, phát thuốc, đoàn y bác sĩ còn dành thời gian để hướng dẫn cho bà con về chế độ dinh dưỡng khoa học, sử dụng thuốc đúng cách và cả cách để điều chỉnh tinh thần, tránh bị rối loạn lo âu do bệnh lý khác gây ra.
Hành trình 50 năm Dược Hậu Giang không ngừng ước vọng
Hành trình về xã Vị Thủy là dấu ấn đáng nhớ, khi đây là hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng khởi đầu cho sự kiện đón chào 50 năm thành lập DHG Pharma với thông điệp “50 năm không ngừng ước vọng”.
Năm 2024, DHG Pharma dự kiến sẽ thực hiện 24 chuyến khám bệnh trên các tỉnh thành từ Nam ra Bắc, không ngừng mang đến những viên thuốc chất lượng đến vùng sâu, vùng xa và các điểm cực của đất nước.
Điều này một lần nữa nhấn mạnh định hướng phát triển bền vững của DHG Pharma. Xuyên suốt 5 thập kỷ và tương lai, DHG Pharma sẽ bền bỉ với mũi nhọn chiến lược là hướng về cộng đồng, đóng góp tích cực cho xã hội thông qua dự án khám bệnh, phát thuốc mang lại hiệu quả lâu dài. Đồng thời đặt trách nhiệm chất lượng lên hàng đầu, để mỗi người đều “có quyền” được thụ hưởng sự tiến bộ của nền y học.
Ngọc Minh
" alt=""/>Dược Hậu Giang khởi động hành trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng 2024“Để tham gia vào chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu, Việt Nam không thể đi theo ngành công nghiệp điện tử truyền thống mà cần phát triển ngành công nghiệp điện tử thế hệ mới song hành với ngành công nghiệp bán dẫn. Đó chính là AI hóa tất cả thiết bị điện tử gia dụng và chuyên dụng truyền thống”, ông Nguyễn Khắc Lịch nhấn mạnh.
Chia sẻ về 8 nhiệm vụ, giải pháp đột phá trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, ông Nguyễn Khắc Lịch cho biết, Việt Nam cần làm chủ nghiên cứu và phát triển công nghệ trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử, nếu không muốn trở thành một đất nước gia công, trong đó phát huy lợi thế địa chính trị, đi theo xu hướng đầu tư, chú trọng đến phát triển hạ tầng điện, nước cũng như có các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ...
Trước mắt, Việt Nam cần có một nhà máy chế tạo chip, quy mô nhỏ nhưng có công nghệ cao để giải quyết nhu cầu trong nước, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời đảm bảo an ninh, quốc phòng trong trường hợp đứt gãy chuỗi cung ứng.
Yếu tố giúp Việt Nam trở thành “người chơi” chủ chốt
Với những lợi thế mà Việt Nam đang có, bà Linda Tân, Chủ tịch Hiệp hội Bán dẫn Đông Nam Á (SEMI), nhận định Việt Nam là trung tâm bán dẫn mới nổi trong khu vực: “Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ, là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á”.
Bà Linda Tân chỉ ra bốn yếu tố đã, đang và sẽ giúp Việt Nam trở thành “người chơi” chủ chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo đại diện SEMI, Việt Nam có “sự ổn định chính trị và quyết tâm lớn của Chính phủ” trong thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, với lộ trình và mục tiêu rõ ràng cho ba giai đoạn. Tiếp đến, Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, ở gần một số thị trường lớn nhất toàn cầu hiện nay như Trung Quốc và ASEAN, đồng thời nằm trên các tuyến hàng hải chủ chốt dễ dàng sang châu Âu và Bắc Mỹ.
Bên cạnh đó, với có tỷ lệ dân số trẻ và đam mê công nghệ, Việt Nam có nguồn nhân lực tiềm năng cung cấp cho ngành bán dẫn với chi phí lao động tương đối cạnh tranh với các thị trường khác.
“Không chỉ vậy, các doanh nghiệp FDI đang có vai trò lớn trong thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam. Các tên tuổi lớn như Samsung, Amkor, Intel, Micron, Marvell, Infineon… đều có nhà máy tại Việt Nam, củng cố thêm vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu”, bà Linda Tân kết luận.
Trong khi đó, ông Trần Ngọc Hùng, Giám đốc phát triển MediaTek - một trong top 5 công ty toàn cầu về thiết kế vi mạch bán dẫn - đã chia sẻ kinh nghiệm để Việt Nam thúc đẩy hệ sinh thái bán dẫn, đó là đầu tư “mạnh tay” cho nghiên cứu phát triển (R&D). Chẳng hạn, chiến lược của MediaTek là đầu tư hơn 25% doanh thu cho R&D, trong tổng số doanh thu 14 tỷ USD (năm 2023).
Thấu hiểu nhu cầu “chủ động công nghệ của doanh nghiệp bán dẫn Việt Nam”, MediaTek đề xuất hỗ trợ các doanh nghiệp bán dẫn Việt phát triển với ba cách thức chủ yếu: Hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thiết kế (song yêu cầu bên đối tác phải có nguồn lực lớn), hỗ trợ rút ngắn thời gian thiết kế bán dẫn dựa vào việc phát triển sản phẩm từ System on Module, hoặc hợp tác tận dụng số lượng đối tác IDH/ODM của MediaTek để đẩy nhanh thương mại hóa, chuyển giao công nghệ.
" alt=""/>Phải làm chủ công nghệ bán dẫn nếu không muốn trở thành một đất nước gia côngNghiên cứu
Theo đại diện K CLOSET, ở bước này, nhà thiết kế sẽ nghiên cứu xu hướng công nghệ và thị hiếu người tiêu dùng để tìm hiểu kỹ lưỡng, kết hợp cùng cảm hứng nghệ thuật của Giám đốc để đưa ra chủ đề cho bộ sưu tập mới của thương hiệu. Chủ đề này được thể hiện thông qua Moodboard - bảng tổng hợp những hình ảnh, chất liệu vải, màu sắc nhằm cho ra được một chủ đề cho bộ sưu tập.
Từ Moodboard, nhà thiết kế sẽ vẽ hàng loạt mẫu, từ đó lựa chọn ra những mẫu có thể đưa vào bộ sưu tập cuối cùng dựa trên tiêu chí của thương hiệu, tương hợp với chủ đề và khả năng phối hợp giữa các mẫu.
Sản xuất
Sau khi đã thống nhất được bộ sưu tập, bộ phận sản xuất bắt đầu lên rập giấy để làm sản phẩm mẫu. Lên sơ đồ chính là việc sắp xếp các chi tiết quần áo của thiết kế đã chuẩn bị ở bước 1 trong quy trình sản xuất quần áo lên bề mặt phẳng (vải) trước khi cắt sao cho tiết kiệm vải nhất có thể.
Theo đại diện công ty, người thợ khi thực hiện bước này thường là những người am hiểu rất rộng về số lượng vải, khổ vải và cách tính toán để giải đáp được bài toán: Với thiết kế như vậy thì cần bao nhiêu vải, số lượng vải này sẽ trải thành bao nhiêu lớp.
Sau khi đã lên sơ đồ như trên, việc tiếp theo là trải vải đúng như số lớp cũng như chiều dài trong sơ đồ. Tiếp đến, người thợ tiến hành việc cắt vải thành các mảnh nhỏ để chuẩn bị cho khâu may quần áo. Công đoạn này yêu cầu sự tập trung cao, người thợ có tay nghề khéo léo và cẩn thận để tạo nên những mảnh vải được cắt chỉn chu nhất. Cắt vải có thể được thực hiện thủ công hoặc bằng máy.
Đại diện công ty cho hay, một trong những lý do các xưởng sản xuất thường chọn người có tay nghề lâu năm thực hiện việc này là nhằm hạn chế được các tình trạng cắt sai, vải bị hư, thiếu hụt… và làm ảnh hưởng đến quy trình sản xuất quần áo. Ngoài 2 công việc cơ bản đã nêu trên thì bước này còn bao gồm các công việc như hình ảnh hoạt tiết lên vải theo yêu cầu nếu có.
Để tạo thành sản phẩm quần áo, người thợ sẽ tiến hành may ráp vải đã cắt và in hình ảnh tạo ra sản phẩm đúng với mẫu thiết kế của sản phẩm đã đề ra. Bước may ráp này đòi hỏi người thợ phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các mẫu mã, kích thước và thời gian quy định từ trước. Trước khi được đưa ra thị trường, sản phẩm phải trải qua quá trình kiểm soát chất lượng với nhiều yếu tố như độ bền, phom dáng, cảm nhận bề mặt vải…
Marketing
Sau khi bộ sưu tập được duyệt và chuẩn bị ra mắt thị trường, phòng marketing sẽ lên kế hoạch chuyển cảm hứng chủ đề của bộ sưu tập: bài viết trên fanpage, lookbook, video để truyền tải thông điệp đến công chúng một cách thuyết phục và thu hút nhất.
Vận hành
Công việc tại bộ phận Operation là truyền đạt thông điệp về cảm hứng, kiến thức về những sản phẩm của bộ sưu tập mới cho các nhân viên Sale để việc tư vấn mua hàng được chuyên nghiệp và hiệu quả.
Nghiệm thu
Khi bộ sưu tập được tung ra thi trường một thời gian, công ty sẽ nghiệm thu, phân tích số liệu để đo lường hiệu quả, đánh giá sản phẩm; từ đó đưa ra những kế hoạch tiếp theo cho thương hiệu.
“Để trở thành thương hiệu được khách hàng yêu thích, K CLOSET đã tập trung phát triển từng thiết kế riêng. Mỗi sản phẩm đều là kết quả của sự lựa chọn kỹ lưỡng từ ý tưởng đến chất liệu. Để có thể tôn vinh sắc đẹp của mỗi khách hàng, K CLOSET luôn coi thiết kế tốt với chất liệu cao cấp làm ưu tiên hàng đầu” - đại diện thương hiệu khẳng định.
Doãn Phong
" alt=""/>Cận cảnh quy trình sản xuất sản phẩm thời trang của K CLOSET